Bệnh E.coli ở gà là bệnh vô cùng nguy hiểm, có nhiều biến thể khác nhau, đặc biệt là các triệu chứng điểm hình rất dễ gây ra nhầm lẫn với bệnh hen. Sư kê cần học cách nhận biết sớm, từ đó có hướng điều trị đúng đắn cho gà, giúp gà khỏe mạnh, nhất là phòng tránh lây lan. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí thông tin nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị cho bệnh nhiễm khuẩn này.
Bệnh E.coli ở gà nguyên nhân từ đâu?
Bệnh E.coli ở gà có nguồn gốc từ vi khuẩn Escherichia coli, gây ra những vấn đề sức khỏe từ gà con đến gà trưởng thành. Vi khuẩn này phát triển và gây bệnh tại nhiều vùng khác nhau trên cơ thể gà, tạo ra các triệu chứng đa dạng và phức tạp.
Bệnh có thể lan truyền thông qua nhiều con đường và rất khó kiểm soát:
- Vi khuẩn có thể lây lan qua phân của gà mắc bệnh
- Lây nhiễm từ trứng chứa vi khuẩn đã bị nhiễm bệnh từ gà mẹ.
- Có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, niêm mạc và da của gà.
- Thông qua quá trình giao phối hoặc qua đường ăn uống và các dụng cụ nuôi không đảm bảo vệ sinh.
Dấu hiệu bệnh E.coli cho chiến kê
Sư kê, người chăn nuôi có thể nhận biết bệnh E.coli ở gà của gà qua một số dấu hiệu điển hình đó là:
- Gà con ỉu xìu, khó thể, lông xù ra, phân của chúng loãng, màu trắng hoặc xanh và có chứa bọt hí.
- Gà lúc đầu sốt cao, sau đó giảm dần nhiệt độ, cuối cùng là bỏ ăn.
- Chân gà đi không vững, đầu cổ lắc lư, dấu hiệu của viêm khớp.
- Nếu chuyển biến nặng, có thể gây ra tình trạng bại liệt sưng mặt, viêm dau sau lườn, đầu.
- nếu như gà đang đẻ trứng có thể thấy năng suất giảm mạnh, bỏ ăn, ốm yếu, gầy gò.
- Chỉ sau 5-7 ngày, đàn gà sẽ chết hàng loạt sau khi phát bệnh, đối với con có đề kháng tốt sẽ giảm tỷ lệ chết.
Bệnh tích của gà nhiễm E. coli
Bệnh E.coli ở gà rất dễ ghép với nhiều bệnh khác nhau như bệnb liên quanđến tiêu hóa, hen, đường tiết niệu…. Bệnh tích của chúng có nhiều thể và phụ thuộc vào thể bệnh cụ thể:
Thể viêm rốn – Nhiễm từ trứng
Thể viêm rốn – Nhiễm từ trứng là một dạng nguy hiểm của bệnh. Vi khuẩn E. coli từ lòng đỏ trứng có thể gây tử vong cho trứng trong quá trình ấp, hoặc gà con mới nở có thể chết chỉ sau vài giờ. Những con sống sót có thể trở nên yếu đuối và gầy gò. Bệnh tích là viêm ngoài màng tim, lòng đỏ trứng còn sót lại khiến bụng gà con trương to, hở và bị viêm.
Thể viêm da
Thể viêm da thường làm cho các vùng sau thân, đầu và tại xung quanh hốc mắt của gà trở nên sưng to và tích tụ dịch viêm. Các biểu hiện bao gồm viêm kết mạc mắt, sưng to của vùng mắt và đầu do viêm xoang, cũng như viêm khớp ở gà.
Thể bệnh tiêu chảy ở gà
Thể bệnh tiêu chảy ít phổ biến nhưng gây ra những tác động nghiêm trọng khi xảy ra. Gà bị tiêu chảy sẽ có phân lỏng màu trắng xanh và nước nhiều, dẫn đến mất nước, khô chân và suy dinh dưỡng. Bên trong ruột, manh tràng sưng to và có nhiều dịch kèm bọt, làm suy giảm sức kháng của gà và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,
Thể cấp tính
Với thể cấp tính là gà bị viêm ống dẫn trứng,gà mái không đẻ được, gây ra tình trạng bụng chướng bất thường, chết dần. Các phần ống dẫn trứng và niêm mạc ống dẫn trứng có nhiều casein bao quanh trứng, gây hôi thối. Một bệnh tích khác nữa là bị viêm phúc mạng, có chất bã đậu ổ khớp bao bọc quanh xoang bụng.
Thể viêm dịch hoàn
Bệnh E. coli ở gà có thể phát triển thành hai thể khác nhau, mỗi thể đều có những biểu hiện và ảnh hưởng riêng biệt. Thể viêm dịch hoàn là kết quả của vi khuẩn E. coli xâm nhập và gây viêm nhiễm trong dịch hoàn của gà, làm cho nó sưng, cứng và có thể thay đổi hình dạng bất thường hoặc bị hoại tử.
Thể E. coli toàn thân
Thể E. coli toàn thân bao gồm hai loại phổ biến thể u hạt và nhiễm trùng huyết kế:
- Thể u hạt thường xuất hiện ở gan, manh tràng và ruột, các hạt vi khuẩn tích tụ và gây ra các triệu chứng như sưng, viêm.
- Thể E. coli nhiễm trùng huyết kế thường xảy ra khi gà mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Các triệu chứng bao gồm sưng phù gan, lách, và chuyển sang màu xanh, cũng như các vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm túi khí và các biến chứng khác.…
Hướng dẫn điều trị bệnh E.coli ở gà hiệu quả nhất
Bạn cần phát hiện sớm bệnh cho gà để điều trị kịp thời, có thể áp dụng một số phác đồ như:
- Thuốc kháng sinh ceftiofur, gentamycin, fosfomycin, enrofloxacin, k,anamycin,…có thể trộn với men tiêu hóa, vitamin C, chất điện giải… để tăng cường đề kháng cho gà…
- Dùng các thuốc Colinorcin 1cc/5kg thể trọng. Vimexyson C.O.D với liều 1cc/5kg, Vimetryl 5% với liều 1cc/3-5kg… Thực hiện tiêm bắp cho gà khoảng 3-5 ngày liên tiếp.
Lời kết
Những nội dung của Betvisa trên đã giúp bạn có thêm kiến thức bệnh E.coli ở gà chi tiết. Bạn cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh, có phương án điều trị hiệu quả, phòng bệnh cho gà tốt hơn.
Tôi là Vi Nguyễn sinh năm 1995 và sinh sống tại Hà Nội. Tôi có kinh nghiệm viết về các chủ đề cá cược đá gà trực tuyến, xổ số soi cầu, sòng bài online, bắn cá trực tuyến,… Hãy theo dõi những bài viết mới nhất của tôi tại nhà cái Betvisa.cafe nhé.